Khi bạn vô tình làm đổ nước vào laptop không đồng nghĩa với việc vứt bỏ chiếc laptop đó đi mà hãy bình tĩnh và xử lý khôn khéo.

Tuy nhiên, khi laptop bị đổ nước vào bàn phím hoặc có những trường hợp laptop bị vào nước không lên nguồn,… thì thật sự là nguy cơ hỏng rất cao. Bạn cần phải tìm người có chút hiểu biết về laptop để tháo ra và làm khô. Điều này sẽ thực sự rất nguy hiểm đối với chiếc laptop của bạn nếu không kịp thời xử trí.

Đối với nhiều người, làm việc tại quán cà phê hay tại nhà và nhiều nơi khác nhau. Có lẽ, ít nhất cho đến ngày định mệnh khi bạn lỡ tay làm đổ cà phê lên laptop. Chất lỏng có thể làm hỏng lập tức thiết bị điện tử, song máy tính sẽ được cứu nếu bạn biết cách xử lý ngay tại thời điểm đó. Hãy đọc ngay bài viết này, sẽ cực hữu ích cho bạn.

Tắt máy ngay lập tức sau khi laptop bị nước đổ vào

Khi vô tình làm đổ nước vào laptop, việc cần phải làm trước tiên là rút phích cắm điện và nhấn giữ nút nguồn trong 5 – 7 giây. Giữ nguyên như vậy cho đến khi máy tính tắt hoàn toàn.

Chú ý là lúc laptop vô nước nhiều thì càng phải nhanh, không cần phải tắt máy theo cách thông thường. Nếu cứ để máy tính ở tình trạng hoạt động, dù chỉ trong vài giây ngắn ngủi, bạn có thể gây đoản mạch, khiến cho các linh kiện bên trong hư hỏng vĩnh viễn. Bạn tắt máy càng nhanh, cơ hội cứu máy tính càng cao.

Tháo pin ra khi laptop bị đổ nước vào bàn phím

Bước tiếp theo là tháo pin ngay lập tức. Một số laptop chỉ cần đẩy chốt là tháo pin ra dễ dàng, trong khi số khác buộc bạn phải tháo toàn bộ mặt sau để tiếp cận pin. Hãy mạnh dạn tháo máy nếu bạn đã quen với công việc này, còn không thì cứ để nguyên. Tháo ổ USB cùng tất cả linh kiện kết nối với laptop – bạn muốn bảo đảm không có bất kỳ linh kiện nào sử dụng điện vào lúc này. 

Điều quan trọng nhất đó chính là sự bình tĩnh. Có nhiều người vô ý nặng hơn là khi laptop bị đổ nước vào bàn phím, khiến lap vô nước ướt sũng. Vì thế, bạn cần bình tĩnh không nên để bản thân rơi vào nguy cơ bị điện giật.

Đặc biệt khi bạn đang đứng tại nơi có nước dưới chân hay quần áo cũng đang bị dính nước. Trong tình huống này, thay vì cố gắng rút phích cắm điện, bạn hãy tìm cầu dao hoặc công tắc nguồn điện và tắt ngay đi. Tránh chạm tay vào thiết bị nếu bạn thấy nó nóng ran, bốc khói, phồng rộp, hoặc tan chảy.

Sau khi tắt máy và chắc chắn rằng đã an toàn, bạn bắt tay vào thực hiện công việc dọn dẹp. 

Lau khô laptop

Sau khi tắt máy tính rồi, bạn tìm kiếm một miếng vải khô, khăn giấy hoặc những vật có chất liệu hút nước cao càng tốt. Vì khi laptop vô nước có khi sẽ chảy vào các bộ phận quan trọng, có nhiều laptop bị vô nước tắt nguồn không mở lên được. Vì vậy, phải thật nhanh chóng.

Lấy miếng vải khô và lau sạch chất lỏng trên bề mặt laptop – đặc biệt khu vực bàn phím, lỗ thông hơi, hoặc cổng kết nối – mở nắp máy ra hết mức. Bước này nếu bạn có điều kiện hoặc có sẵn bình nén khí như bình bơm bánh xe thì càng tốt. Bạn xịt mạnh vào các khe cho nước bắn lên và lau.

Lật ngược laptop lại

Sau khi lau qua, bạn lật ngược máy tính xách tay, đặt nó lên một chiếc khăn hoặc vật gì đó thấm nước và để cho nước thoát ra. Bạn không cần phải tháo hẳn máy tính xách tay nếu cảm thấy quá khó. Nhưng nếu có, hãy tháo mặt sau và lau sạch các bộ phận bằng vải không xơ trước khi để máy ráo nước. Không nhất thiết tháo bung máy ra nếu bạn không quen với công việc này, nhưng nếu biết làm thì bạn có thể tháo nắp lưng laptop và lau chùi các linh kiện bằng miếng vải mềm.

Để laptop trong 24 tiếng là lý tưởng nhất nếu có thể. Trường hợp không có thời gian, bạn nên để laptop trong ít nhất 4 tiếng. Mặc dù có vẻ đã khô, nhưng các linh kiện hấp thu nhiều nước, nên hãy cho chúng đủ thời gian để chất lỏng bay hơi hết. Mặc dù thử nghiệm cho thấy 4 tiếng là đủ nếu bạn bắt buộc phải sử dụng ngay máy tính, nhưng để càng lâu sẽ càng tốt.

 

Phơi khô laptop là tốt nhất trong tình huống này bất chấp bạn nghe lời khuyên rằng nên cho laptop vào thùng gạo. Gạo thật sự không giúp ích gì nhiều trong khắc phục sự cố chất lỏng đổ vào laptop. Ngược lại, bạn sẽ mất thêm công sức dọn sạch gạo, do chúng có thể chui lọt vào linh kiện, dẫn đến làm hỏng thiết bị.

Mang máy đến cửa hàng sửa chữa laptop bị nước đổ vào nhưng vẫn sử dụng được

Tại thời điểm này, bạn có thể cắm điện lại và bật máy. Trong nhiều trường hợp, laptop bị vào nước không lên nguồn hoặc nếu có lên bình thường thì bạn vẫn nên mang ra cửa hàng hoặc đến người có chuyên môn tháo ra và làm kiểm tra.

Chỉ vì laptop hoạt động sau khi phơi khô không có nghĩa mọi chuyện đã ổn thỏa. Một khi laptop vô nước, thì ngay cả sau khi đã khô, nó vẫn có thể để lại tạp chất, gây hư hỏng do ăn mòn theo thời gian. Ví dụ đổ cà phê lên laptop, đổ nước trà, nước ngọt, nước muối,… sẽ khác với dính nước thường. 

Những cặn bã của tạp chất trong cà phê, soda, nước trái cây sẽ đóng vào máy, làm hư máy khi về lâu dài. Những chiếc laptop bị nước đổ vào bàn phím càng nguy hiểm, có khi hỏng cả phím nhấn không ăn. Vì thế, hãy mang ra cửa hàng, họ sẽ giúp bạn lau chùi và làm sạch máy bên trong.

Một số lưu ý nhỏ cho bạn

Nếu bạn là người am hiểu công nghệ và không muốn tốn tiền tại cửa hàng sửa chữa, bạn có thể tự làm ở nhà bằng cách tháo laptop ra, nhúng bàn chải vào cồn isopropyl 90 độ trở lên, rồi chà sạch cặn bám trên linh kiện. Hãy thận trọng khi lau chùi để tránh vô tình làm hỏng hoặc lung lay những linh kiện nhỏ trên bo mạch.

Chú ý các đầu nối cáp ruy băng để ngăn chặn sự ăn mòn trên các bề mặt tiếp xúc. Sau khi bo mạch đã khô ráo, sạch sẽ, bạn kiểm tra các đầu cáp xem có dấu hiệu ăn mòn hay không, rồi ráp lại và bật máy.

Cuối cùng, bạn nên thay pin mới nếu pin tiếp xúc với chất lỏng. Chất lỏng không chỉ làm hỏng pin mà còn gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của các kỹ sư hoặc những người am hiểu về vấn đề này khi bạn vô tình làm đổ nước vào laptop.

Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn xử lý tình trạng laptop nóng lên bất thường