Phân biệt các loại giấy, bạn đã biết chưa? Giấy là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống con người, khi có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cùng với các ứng dụng khác nhau. Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao trên thị trường lại có rất nhiều loại giấy khác nhau? Công dụng của chúng là gì chưa?
Graphic World xin chia sẻ một số loại giấy phổ biến trên thị trường và công dụng của chúng với những thông tin trong bài viết dưới đây.

 

Phân biệt các loại giấy – Giấy Duplex – Loại giấy in hộp mỹ phẩm, hộp đựng bánh sinh nhật

Duplex là loại giấy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tráng phủ bề mặt cao cấp. Giấy có một mặt phủ bóng và một mặt không phủ bóng. Chính vì đặc điểm như vậy mà nó thường được sử dụng cho các mẫu hộp giấy có kích thước lớn, sản phẩm đòi hỏi độ cứng cao, chắc chắn (do có định lượng của giấy cao).

Đặc điểm của nó là khá dày và không ăn mực do nó được sản xuất bằng cách ép 2 lớp giấy lại. Hai mặt giấy có thể khác nhau về màu và kết cấu.

Định lượng giấy cao (trên 250gms). Có 2 loại cơ bản là dạng cắt và dạng cuộn.

 Giấy Duplex được chia thành 2 loại: giấy 1 mặt (giấy được tráng 1 mặt) và giấy 2 mặt trắng (giấy được tráng 2 mặt)

Phân biệt các loại giấy – Giấy Duplex thường được chia thành 2 loại chính bao gồm:

  • Giấy Duplex 1 mặt (tức là giấy được tráng 1 mặt)
  • Giấy Duplex 2 mặt (tức là cả 2 mặt đều được sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt như nhau).

Định lượng giấy Duplex 1 mặt thường ở mức 210 g/m2, còn giấy Duplex 2 mặt trắng thì có định lượng cao hơn, khoảng trên 250 g/m2.

Với đặc điểm là cứng, có độ bóng mịn cao, bám mực tốt thì giấy duplex đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống để in các hộp giấy Duplex, cụ thể như in bao bì đựng mỹ phẩm, in hộp đựng bánh kem, in hộp dược phẩm, in hộp đựng quà…

Ngoài những phân khúc sản phẩm hộp giấy Duplex được liệt kê ở trên, giấy Duplex với đặc điểm là định lượng lớn, độ cứng cao còn được sử dụng trong lĩnh vực in hộp carton cứng, in thùng carton, bìa hồ sơ, in bao thư,… Giấy Duplex còn được ứng dụng trong ngành in ấn photocopy như giấy Couche, giấy Crystal, giấy Ford, giấy Bristol,…

Tuy nhiên, với đặc điểm cứng, độ bền cao, khả năng giữ màu tốt thì giấy Duplex lại có một nhược điểm, đó chính là độ bám mực không cao, có thể gây ra hiện tượng lem màu khi in. Do đó, khi quyết định in trên giấy Duplex, bạn cần kết hợp với công nghệ gia công cán màng sau in để sản phẩm có tính thẩm mỹ cao nhất

Phân biệt các loại giấy

 

Phân biệt các loại giấy- Giấy Crystal – Loại giấy in poster, tờ rơi

Giấy Crystal có một mặt rất láng bóng, trơn nhẵn gần như có phủ lớp keo bóng, mặt còn lại nhám, thường được dùng như một loại giấy trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm.

Giấy Crystal có một số đặc điểm nổi bật:

  • Đạt độ bóng tốt (cả trước và sau khi in)
  • Độ phẳng cao mang lại sự tuyệt vời cho hình ảnh và bản in nhiều màu sắc
  • Giải pháp lý tưởng cho các ứng dụng mỹ thuật trong đồ họa

Giấy Crystal thường có định lượng 230gsm. Loại giấy này được ứng dụng nhiều nhất làm poster, tờ rơi, brochure, catalogue, lịch, giấy sách,…

Phân biệt các loại giấy-1

Phân biệt các loại giấy – Giấy Ford – loại giấy A4 thường thấy

Giấy Ford (hoặc Fort) là cách gọi thông thường ở VN, thực chất là loại Woodfree uncoated paper (WFU). Giấy không tráng phủ (uncoated papers) nên bề mặt mịn, không chói, phù hợp cho viết và đọc; ngoài ra giấy được làm từ bột giấy xử lý theo phương pháp hóa nghiền (chemical pulp) nên đã loại bỏ được hầu hết lignin (Woodfree paper) vì vậy khó bị ố vàng theo thời gian, thích hợp cho việc lưu trữ.

Giấy Ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh…

Đây cũng là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70 – 80 – 90g/m2… Giấy ford được sản xuất theo nhiều kích cỡ khác nhau từ A0 đến A5. Giấy A0 có kích thước lớn thường dùng trong xây dựng để in những bản vẽ, còn giấy A5 thường dùng để in hóa đơn. A3, A4 thường dùng trong các ấn phẩm văn phòng.

Phân biệt các loại giấy-2

Với công nghệ sản xuất khác nhau cho ra đời những loại giấy ford có màu đặc điểm về định lượng và màu sắc cũng khác nhau. Cơ bản nhất thì có loại giấy ford trắng, có độ trắng đạt từ 60% trở lên. Giấy ford vàng có độ trắng dưới 60%. Loại giấy này ở Việt Nam được sản xuất bởi các công ty nổi tiếng như: Bãi Bằng, Tân Mai,… Ngoài ra còn có loại giấy ford có nhiều màu sắc, được dùng cho những mục đích sử dụng khác ngoài văn bản thông thường.

Giấy Bristol – Loại giấy in lịch, hộp giấy

Giấy Bristol là loại giấy bìa nhưng không được tráng phủ. Tuy nhiên 2 mặt được tráng trắng, láng để cho đạt hiệu quả cao nhất. Do mặt giấy được cán mịn cho nên giấy có bề mặt có độ hoàn thiện khá tốt, láng, mịn. Và độ bám mực ở mức độ vừa phải cho nên loại giấy này thích hợp trong in Offset. Thông thường giấy Bristol sẽ có một vài lớp giấy ép lại với nhau cho giấy khá nặng và hơi cứng.

Tương tự như các loại giấy in khác như: Giấy Couche, giấy Ivory, Ford,… thì giấy Bristol cũng được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành in. Ngày nay, Giấy Bristol đang được ứng dụng rộng rãi trong trong ngành in: In Card Visit, in lịch, In bao bì hoặc in các bản vẽ kỹ thuật, in hộp giấy… Bởi những đặc tính bám mực tốt, độ mịn cao,… thì loại giấy này đang chiếm lĩnh được thị trường.

Giấy Bristol thường chia làm 2 loại:

  • Bề mặt láng mịn thích hợp cho bút viết và mực in
  • Bề mặt sần thích hợp cho bút chì và phấn.

Định lượng của giấy Bristol: 67 gsm – 400gsm. Giấy Bristol 300gsm và giấy Bristol 280gsm là 2 loại thường gặp nhất.

Giấy được bán theo các kích thước: 79×109, 65×86, 65×84, 60×84. Và các khổ khác tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng.

Giấy Bristol loại mỏng thường được ứng dụng để in Catalogue, in phong bì, hộp giấy, in phiếu bảo hành, in Card Visit, poster, in thiệp cưới hay lịch, bìa vở,… Đối với loại dày thường được dùng để làm bản vẽ kỹ thuật, bản minh họa, đồ án,…

Phân biệt các loại giấy-4

Giấy Kraft – Loại giấy dùng làm túi giấy, giấy gói, giấy lót

Giấy Kraft làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, được xử lý qua quá trình Kraft. Vì vậy, đây cũng được coi là loại giấy tái sinh.

Giấy Kraft thường có màu truyền thống là giấy Kraft vàng và kraft trắng. Riêng giấy kraft trắng thì được tẩy trắng bằng công nghệ hóa học. Các màu tự nhiên: nâu vàng, vàng xám, nâu đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể tẩy màu để tạo ra giấy có màu kem, vàng xám hoặc trắng ngà.

Giấy có trọng lượng 70-80 g/m2. Định lượng giấy trung bình thường rơi vào khoảng 50-175g/m2.

Giấy Kraft có màu nâu nhạt được làm từ sợi Xenlulozo được xử lý với muối Na2SO4. Và không cần qua bước tẩy trắng bằng phương pháp sunphat. Giấy kraft tự nhiên thường là màu nâu nhưng thường được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng.

Giấy Kraft có tính chất đanh, dẻo dai và tương đối thô. Độ bền kéo, xé lớn, bắt mực tốt. Loại giấy này thường được dùng để sản xuất các loại bao bì như túi xách, phong bì, giấy gói, lớp lót,…

Giấy mỹ thuật

Một khái niệm mới mẻ với nhiều người; nhưng không còn xa lạ với các nhà in ấn. Đây là dòng giấy cao cấp, rất đa dạng về màu sắc, chủng loại, hoa văn…đựơc sử dụng trong in thiệp mời, lịch, card visit cao cấp…Đặc biệt giấy này khi đem in phun màu (inject) cho chất lượng màu sắc rất tốt. Có rất nhiều màu sắc, chủng loại đa dạng phù hợp với mọi loại sở thích của khách hàng.

Giấy mỹ thuật còn được dùng nhiều nhất để vẽ tranh. Là loại giấy không thể thiếu đối với các lĩnh vực về hội họa, thiết kế hoặc phác họa,… Giấy có độ dày tốt, mịn, không xuất hiện bụi giấy và đặc biệt giấy mỹ thuật có chất lượng khá tốt.

Giấy mỹ thuật mang lại tính nghệ thuật cao cho sản phẩm. Đặc biệt với những sản phẩm cần nhấn mạnh cá tính, sáng tạo thì giấy mỹ thuật là lựa chọn tuyệt vời. Bởi lẽ bạn không cần dùng bất cứ chất in phủ màu giấy hay in bất kì hoa văn, họa tiết nào.