Apple thao túng tâm lý người tiêu dùng như thế nào? Vừa qua, Iphone 14 chính thức có mặt trên thị trường. Và không ngoài dự đoán, lập tức đã tạo nên một cơn sốt săn lùng. Ngay cả trước khi ra mắt đến gần cả 3 tháng, sau khi thông tin thời điểm iPhone 14 ra mắt, cũng đã đủ để khiến cho các tín đồ Apple đứng ngồi không yên. Không hề đầu tư quá nhiều vào các chiến dịch quảng bá. Apple thành công dựa vào các chiến thuật khai thác tâm lý, kích thích sự tò mò và khao khát sở hữu được các sản phẩm mới của khách hàng.
Trong thời đại 4.0 ngày nay, các thiết bị điện tử đã trở thành những nhu cầu thiết yếu. Thế nhưng iPhone không chỉ là “nhu cầu”, mà còn được xem là một vật bất ly thân với các tín đồ Apple. Khác với một tuýp kem đánh răng, một cái ly, một quyển sổ. Những vật dụng mà chúng ta chỉ mua khi thực sự cần dùng đến. IPhone là một thiết bị điện tử thuộc chuỗi mặt hàng mà Apple đã rất giỏi trong việc khơi gợi sở thích của người tiêu dùng và ngăn chặn các nhu cầu khác để theo đuổi việc mua hàng. Ngay cả khi người tiêu dùng không thực sự cần. Vậy Apple đã làm thế nào để thành công trong việc tạo ra một mong muốn không cần thiết nhưng lại khó có thể cưỡng lại như vậy?
1. Định hướng sự tập trung của dư luận và khách hàng
Mỗi năm, Apple đều nâng cấp các tính năng giống nhau: tính năng bảo mật tốt hơn, màn hình độ phân giải cao hơn, camera nét hơn, …Tuy nhiên, nếu để truyền thông lẫn người tiêu dùng thảo luận và đưa tin về mọi tính năng cập nhật mới thì sẽ có xu hướng làm giảm giá trị đổi mới của sản phẩm và loãng thông tin. Vì vậy, thay vì đi sâu vào tất cả các tính năng mới qua mỗi bản cập nhật. Apple tập trung sự chú ý của khách hàng vào mỗi khía cạnh nâng cấp khác nhau hàng năm. Ví dụ như vào 2015, tính năng cập nhật mới là 3D Touch. 2016 là máy ảnh kép và 2017 là Face ID. Với mỗi năm một tính năng mới như vậy, chắc chắn rằng các tín đồ Apple sẽ khó có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của việc nâng cấp thiết bị của mình.
2. Hiệu ứng chim mồi (Decoy effect)
Hiệu ứng chim mồi trong tâm lý học là một hiện tượng người tiêu dùng sẽ thay đổi hành vi chọn lựa của họ. Khi đứng giữa hai lựa chọn và lựa chọn thứ ba được đưa ra. Hiệu ứng này thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng. Và mang lại hiệu quả kahs tốt trong việc tăng doanh thu bán hàng. Ví dụ, bằng cách ra mắt 2 chiếc iPhone (iPhone X và iPhone 8). Người tiêu dùng sẽ có xu hướng nâng cấp chiếc iPhone 7 của mình lên IPhone 8. Thay vì lựa chọn tiếp tục sử dụng chiếc iPhone 7.
3. Tạo khoảng thời gian chờ đợi kích thích háo hức
Hãy tưởng tượng bạn sắp có một chuyến đi chơi xa trong một tháng nữa. Và trong một tháng chờ đợi này, bạn sẽ có xu hướng nghĩ về chuyến đi chơi. Và tưởng tượng những việc mà mình sẽ làm trong chuyến đi. Và Apple đã khai thác thành công tâm lý đó của người tiêu dùng. Apple luôn thông báo sự ra mắt của sản phẩm mới trước khi sản phẩm có mặt trên thị trường vài tuần. Thậm chí là vài tháng, để nâng cao sự háo hức và kỳ vọng của khách hàng.
4. Chiến lược “chủ nghĩa bộ lạc” (Tribalism)
Dễ dàng nhận thấy rằng, một khi đã sử dụng một sản phẩm của Apple, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua những sản phẩm và thiết bị khác của hãng. Bởi những sản phẩm này liên kết và hỗ trợ nhau. Ngày nay, không khó để bắt gặp những người sử dụng iPhone, đi kèm là Macbook và Airpod. Điều này sẽ cho người tiêu dùng có cảm giác mình thuộc một nhóm xã hội nhất định. Ví dụ, khi đi chơi với một nhóm bạn ai cũng sử dụng iPhone để airdrop ảnh cho nhau, bạn sẽ có cảm thấy rất lạc lõng và bất tiện nếu bạn là người duy nhất sử dụng thiết bị điện tử của một nhãn hàng khác, và không có các tính năng chung của Apple. Đây được coi là một trong những chìa khóa chủ đạo dẫn đến sự thành công của Apple.
5. Halo effect – Khai thác tâm lý khách hàng với “hiệu ứng hào quang”
Hiệu ứng hào quang hay còn gọi là hiệu ứng lan tỏa. Mô tả cách chúng ta đưa ra kết luận cụ thể về điều gì đó dựa trên những ấn tượng tích cực của chúng ta về nó. Nếu bạn là một thương hiệu đáng tin cậy. Các sản phẩm mang đến trải nghiệm tích cực, có ý nghĩa đối với khách hàng. Thì Hiệu ứng Halo sẽ mang lại lợi thế cho việc nhận diện và mở rộng thương hiệu. Vì vậy, ví dụ, nếu Apple chuyển sang một danh mục mới, như thẻ nhớ. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng so sánh sản phẩm của họ giữa các thương hiệu khác. Khi mang những trải nghiệm khác nhau của mình với Apple vào quyết định mua đó. Bạn sẽ nghĩ, “Ồ, sản phẩm sẽ tích hợp với các thiết bị Apple khác mà mình đã có một cách dễ dàng và liền mạch. Vì thế, thông qua hiệu ứng Halo, tất cả những ấn tượng đó sẽ đưa bạn đến quyết định mua hàng.
Apple đã thành công trong việc dân chủ hoá thị trường công nghệ với những sản phẩm khác nhau
Bằng việc biến mình trở thành thiết bị độc đáo nhất. Có thể thấy, Apple không đầu tư nhiều vào việc quảng bá sản phẩm của mình. Nhưng lại có thể khiến cho người tiêu dùng tin rằng họ đang không hoà nhập được với xã hội. Hoặc không sống hết mình nếu không sở hữu một chiếc iPhone hay một chiếc Macbook.
Nhìn vào tất cả các chiến lược trên để khẳng định rằng Apple đã tạo được sự khác biệt so với các xu hướng chủ đạo hiện nay. Qua đó giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường sản phẩm công nghệ. Có thể còn là nhiều năm tiếp theo nữa.
Nguồn: Content Marketing Agency