Vệ sinh tai nghe góp phần quan trọng vào việc giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Và duy trì âm thanh chất lượng cao.

Ngày nay, tai nghe đã trở nên phổ biến rộng rãi, và đáng tin cậy chẳng kém gì smartphone. Và không khó để bắt gặp hình ảnh ai đó đeo tai nghe hàng ngày cho mọi thứ. Từ họp trực tuyến qua Zoom đến nghe nhạc trong lúc tập thể dục, xem chương trình yêu thích.

Mặc dù tai nghe là thiết bị được chúng ta tin tưởng và sử dụng hàng ngày, nhưng chúng ta thường không đặt vấn đề vệ sinh tai nghe lên ưu tiên hàng đầu.

Trong bài viết này, Graphicworld sẽ nêu lý do tại sao cần vệ sinh tai nghe thường xuyên. Cũng như các bước vệ sinh đúng cách mà không làm hỏng chúng.

vệ sinh tai nghe

Tại sao việc vệ sinh tai nghe lại quan trọng đến vậy?

Tai nghe thoạt nhìn có vẻ sạch sẽ, không một vết bẩn. Nhưng bạn vẫn cần bảo đảm vệ sinh tai nghe thường xuyên.

Nguyên nhân là vì khi bạn đeo tai nghe, chúng sẽ tích tụ ráy tai, bã nhờn từ da, tế bào da chết, kem chống nắng, kem trang điểm, keo xịt tóc, và bụi bẩn mỗi khi bạn bỏ chúng xuống, hoặc cất trong túi.

Tai nghe tích tụ nhiều bụi bẩn. Nhưng cho dù không phải lúc nào cũng lộ rõ, nó vẫn gây ra những tác động tiêu cực.

Đầu tiên, đeo tai nghe chứa đầy bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây ra phản ứng có hại. Đó có thể là phát ban, phản ứng dị ứng. Hoặc thậm chí nhiễm trùng gây đau đớn, cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Hơn nữa, vệ sinh tai nghe cũng góp phần quan trọng vào việc giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Và duy trì âm thanh chất lượng cao.

Dụng cụ vệ sinh cần có

Muốn vệ sinh tai nghe, bạn cần một số dụng cụ vệ sinh cơ bản. May mắn thay, mọi thứ bạn cần đều có sẵn trong nhà, hoặc mua tại bất kỳ nhà thuốc nào.

Danh sách dụng cụ vệ sinh cần có:

+ Khăn lau vi sợi

+ Tăm bông

+ Xà phòng rửa tay

+ Bàn chải đánh răng

+ Khăn giấy

+ Cồn tẩy rửa

+ Tăm xỉa răng

+ Nước ấm

Tùy theo loại tai nghe và độ bẩn, bạn có thể vệ sinh mà không cần dụng cụ kể trên. Dẫu vậy, chúng vẫn rất hữu ích khi bạn cần đến.

Hướng dẫn các bước vệ sinh tai nghe

Đối với tai nghe chụp tai tiêu chuẩn, làm theo các bước sau:

+ Kéo quai đeo tai nghe ra hết mức (để có thể với tới mọi bộ phận).

+ Tháo miếng đệm tai.

+ Dùng vải mềm thấm nước xà phòng ấm để lau sạch bụi bẩn trên toàn bộ tai nghe.

+ Làm ẩm miếng vải sạch hoặc khăn giấy bằng cồn tẩy rửa, rồi lau nhẹ mọi bề mặt.

+ Nhúng ướt tăm bông vào cồn tẩy rửa, rồi dùng nó để làm sạch khe rãnh và khu vực khó tiếp cận.

vệ sinh tai nghe

+ Đừng quên lau chùi dây tai nghe bằng khăn ẩm.

+ Phơi khô tai nghe, kiểm tra lại xem còn chỗ nào chưa lau hay không.

Đối với tai nghe nhét tai, làm theo các bước sau:

+ Tháo nút silicon bọc tai nghe, lau nhẹ từng chiếc bằng tăm bông.

+ Loại bỏ bụi bẩn trên củ loa bằng khăn thấm nước xà phòng ấm.

+ Nếu thấy ráy tai hoặc bụi bẩn bám trên màng loa, hãy nhẹ nhàng loại bỏ chúng bằng tăm xỉa răng.

+ Làm ẩm miếng vải sạch hoặc khăn giấy bằng cồn tẩy rửa, rồi lau nhẹ mọi bề mặt.

+ Nhúng ướt tăm bông vào cồn tẩy rửa, rồi dùng nó để làm sạch khu vực khó tiếp cận.

vệ sinh tai nghe

+ Đợi khô hẳn, rồi lắp lại tai nghe và sử dụng.

Đừng bao giờ vệ sinh tai nghe bằng khăn ướt. Chỉ nên làm sạch bụi bẩn bằng khăn ẩm để tránh làm hỏng củ loa. Cẩn thận hơn nữa, bạn úp củ loa xuống trong lúc làm vệ sinh để bảo đảm nước không lọt vào bên trong tai nghe.

Mẹo vệ sinh tai nghe chụp tai

Tai nghe chụp tai có mẫu mã vô cùng đa dạng. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm với sản phẩm, và đọc phần hướng dẫn vệ sinh tai nghe.

Tai nghe hiện đại có thiết kế tiện dụng, dễ vệ sinh. Vì vậy, bạn nên làm theo hướng dẫn để tránh làm hỏng tai nghe.

Vệ sinh cẩn thận những khu vực bạn thường xuyên chạm vào. Thử trước trong phạm vi nhỏ nếu lo ngại cồn tẩy rửa làm hỏng vải.

Bàn chải đánh răng sẽ giúp bạn vệ sinh các ngóc ngách khó tiếp cận. Hơn nữa, nó mềm hơn tăm xỉa răng, nên tránh được nguy cơ đâm thủng bộ phận nhạy cảm.

Mẹo vệ sinh tai nghe nhét tai

Bạn cần đặc biệt chú ý khi vệ sinh tai nghe nhét tai không dây, vì nhét vào trong tai đồng nghĩa với bám thêm bụi bẩn và ráy tay. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

Đối với tai nghe nhét tai, đừng quên vệ sinh cả hộp đựng, vì nó cũng là nơi tích tụ bụi bẩn, ráy tai, và vi khuẩn. Bàn chải đánh răng và tăm bông là dụng cụ vệ sinh tốt nhất cho tai nghe loại này. Chúng có khả năng len lỏi vào những nơi khó tiếp cận.

Nếu thường xuyên đeo tai nghe nhét tai trong lúc tập thể dục, và ra nhiều mồ hôi, bạn đừng quên lau khô chúng sau khi sử dụng xong. Và dành ra vài phút để lau khô hộp đựng trước khi bỏ tai nghe vào, do môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Nguồn: jbl

Tham khảo một số mẫu tai nghe chụp tai

vệ sinh tai nghe
ONIKUMA B5 RGB – Tai Nghe Chơi Game Không Dây Bluetooth Tai Mèo Đầy Sức Hút ONIKUMA B3 – TAI NGHE BLUETOOTH TAI NGHE ONIKUMA X13 – Tai Nghe Gaming