Sự trỗi dậy của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) khiến người ta băn khoăn về vai trò của chúng trong tương lai. Nhiều người cho rằng ngành công nghiệp sáng tạo là ngành ít bị ảnh hưởng nhất bởi tự động hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của AI art và công cụ AI, điều này dường như không còn đúng nữa.
Ngày nay, AI không chỉ là mối đe dọa đối với văn học nghệ thuật, mà nó còn lấn sân rất nhanh sang lĩnh vực hội họa và nghệ thuật thị giác.
Vậy chính xác AI art là gì? AI tạo ra AI art như thế nào? Và cuối cùng AI sẽ thay thế hoàn toàn công việc của con người?
AI đang trên đà mở ra kỷ nguyên mới nơi con người chung sống hòa bình với AI. Thông qua tìm hiểu về AI, chúng ta có thể khai thác hiệu quả hơn tiềm năng của nó. Trong bài viết này, Graphicworld đưa ra cái nhìn đa chiều về hiện trạng và tương lai của AI.
Lịch sử phát triển của AI art
Sử dụng máy tính trong sáng tạo nghệ thuật đã có lịch sử kéo dài nhiều thập niên. Năm 1973, Harold Harold phát triển chương trình máy tính có tên là AARON. Chương trình có khả năng tạo ra tác phẩm nghệ thuật trừu tượng độc đáo. Và AI art ra đời từ đây.
Năm 2015, Google giới thiệu thuật toán DeepDream. Thuật toán dựa vào mạng lưới thần kinh sâu để tạo ảnh phức tạp từ hình ảnh hiện có.
Năm 2018, Chân dung Edmond Belamy do AI vẽ được bán đấu giá với mức giá đáng kinh ngạc, 432.500 USD. Giá cao gấp 40 lần so với ước tính. Điều này cho thấy tranh vẽ AI ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên toàn cầu.
Việc bán được tranh vẽ AI tạo bước đột phá quan trọng cho AI art, cả về mức độ công nhận lẫn giá trị thương mại.
Kể từ đó, AI art đã phát triển như vũ bão. Và nó trở thành lĩnh vực sôi động, nơi giao thoa giữa sáng tạo, công nghệ, và học máy.
AI art là gì?
AI art là tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Nó dựa vào thuật toán, mô hình học máy, và các phương pháp tính toán để tạo hình ảnh, âm thanh, hay sản phẩm nghệ thuật khác.
AI art được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật thị giác, âm nhạc, văn học,… Nó nhằm mục đích khám phá sự giao thoa giữa AI và sự sáng tạo. Nó xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật do con người tạo ra và nghệ thuật do máy tạo ra.
Sau đây là một số công cụ AI art phổ biến hiện nay:
RunwayML
RunwayML là nền tảng phần mềm cung cấp công cụ AI cho các ứng dụng sáng tạo. Nó cung cấp các tính năng như tổng hợp hình ảnh do AI tạo ra, chuyển kiểu, tạo hình ảnh từ văn bản,… Họa sĩ có thể tận dụng công cụ này để khám phá những khả năng mới.
DeepDream
DeepDream là dự án sử dụng mạng lưới thần kinh sâu để tạo hình ảnh siêu thực của Google. DeepDream tạo hình ảnh phức tạp, đẹp mắt từ hình ảnh hiện có. Họa sĩ có thể thỏa sức sáng tạo với công cụ này.
DALL E
Được phát triển bởi OpenAI, DALL E là mô hình tạo ảnh dựa trên văn bản mô tả. Bằng cách kết hợp học sâu với hiểu ngôn ngữ, DALL E tạo ra hình ảnh độc đáo, giàu sức tưởng tượng dựa trên sự gợi ý. Điều này mở ra hướng đi mới cho họa sĩ biến ý tưởng thành hình ảnh.
GauGAN
GauGAN của NVIDIA là công cụ AI cho phép chuyển đổi bản phác thảo thô thành hình ảnh chi tiết như thật. Họa sĩ có thể thử nghiệm, trau chuốt tác phẩm thông qua khai thác các tính năng của công cụ mạnh mẽ này.
ArtBreeder
ArtBreeder là nền tảng trực tuyến sử dụng thuật toán AI. Nó cho phép người dùng xử lý hình ảnh để tạo ra tác phẩm mới, độc đáo. Thông qua kết hợp hình ảnh, họa sĩ khám phá cách tiếp cận mới, và tạo bố cục bắt mắt.
Những công cụ AI kể trên là minh chứng cho những tiến bộ đang diễn ra tại điểm giao thoa giữa AI và sự sáng tạo. Chúng tạo sân chơi cho họa sĩ khám phá, thử nghiệm, và đẩy thể hiện nghệ thuật tới ranh giới mới.
Nguyên lý hoạt động của AI art
Sau đây, Graphicworld sẽ khám phá nguyên lý hoạt động của AI art.
Nguyên lý hoạt động của AI art được chia thành 4 bước như sau:
- Thu thập dữ liệu. Thu thập dữ liệu từ nhiều tác phẩm khác nhau trên Internet. Bao gồm tranh mỹ thuật, bản phác thảo, ảnh chụp, ảnh kỹ thuật số,… Dữ liệu đóng vai trò nền tảng cho huấn luyện AI.
- Mô hình huấn luyện. Sau bước thu thập dữ liệu là bước huấn luyện dựa trên dữ liệu này. Có thể áp dụng nhiều mô hình huấn luyện khác nhau để nhận biết khuôn mẫu, phong cách, và đặc điểm trong dữ liệu theo quy trình học có giám sát hay không giám sát.
- Trích xuất đặc trưng. Mô hình AI xác định và trích xuất các đặc trưng từ dữ liệu huấn luyện. Những đặc trưng này tóm tắt các đặc điểm của tác phẩm, bao gồm lược đồ màu, kết cấu, hình dạng, bố cục,…
- Mô hình tạo sinh. Sau bước huấn luyện, mô hình AI tạo tác phẩm mới dựa trên các đặc trưng đã học. Chi tiết mô hình tạo sinh phụ thuộc vào mô hình được áp dụng. Các mô hình tạo sinh thông dụng là GAN, VAE, RNN,…
Thông qua lặp lại và tinh chỉnh đầu ra, họa sĩ tạo tác phẩm theo nhiều phong cách khác nhau, nâng cao chất lượng và tính sáng tạo của tác phẩm do AI tạo ra.
AI art có thay thế được họa sĩ?
Dù không trực tiếp tạo ý tưởng, nhưng AI có thể sử dụng dữ liệu để mô phỏng não bộ con người hình thành ý tưởng. Và nó thậm chí còn làm tốt hơn.
Vậy AI có ảnh hưởng đến công ăn việc làm của họa sĩ hay không?
Câu trả lời là có và không. Và nó khác nhau tùy theo mỗi người.
Sự xuất hiện của AI art đã mang lại sự cạnh tranh mới cho thị trường nghệ thuật. Họa sĩ, nhà sưu tập, và người bán đều quan tâm đến tác phẩm do AI tạo ra. Điều này ảnh hưởng phần nào đến nhu cầu về tác phẩm do con người tạo ra.
Họa sĩ cần điều chỉnh chiến lược. Khám phá hướng đi mới để tạo sự khác biệt cho bản thân.
Sau đây là một số gợi ý:
+ Sự xuất hiện của AI art đồng nghĩa với nền tảng mới để trưng bày tác phẩm. Điều này cũng đòi hỏi con người kiểm soát, học hỏi, huấn luyện, và sáng tạo. Nếu sử dụng AI làm công cụ sáng tạo, họa sĩ sẽ tìm thấy cơ hội việc làm mới.
+ Họa sĩ có thể tích hợp công nghệ AI vào hoạt động nghệ thuật của mình. Xét cho cùng, công cụ AI nắm vững kiến thức hơn con người. Họa sĩ có thể tận dụng nó để khám phá công nghệ mới. Thúc đẩy sức sáng tạo đến giới hạn để nâng cao chất lượng tác phẩm. Không phải họa sĩ nào cũng hoan nghênh cách làm này. Một số người vẫn trung thành với phương pháp truyền thống. Điều này tùy thuộc vào sở thích cá nhân.
+ Công cụ AI cho phép tạo tác phẩm rất nhanh. Do đó, AI art còn đóng vai trò là nguồn cảm hứng sáng tạo. Họa sĩ có thể khám phá, thử nghiệm ý tưởng, phong cách, và khái niệm mới.
So sánh AI art và tác phẩm do con người tạo ra
Từ nguyên lý hoạt động của AI art, không khó nhận ra quá trình sáng tạo tác phẩm bằng AI không liên quan đến thể hiện sức sáng tạo, cảm xúc, trí tưởng tượng như một người bình thường. Thay vào đó, nó dựa trên dữ liệu từ tác phẩm hiện có. Nó trải qua quá trình huấn luyện, học tập, và tạo tác phẩm mới. Khả năng của công cụ AI phụ thuộc vào cách họa sĩ sử dụng chúng. Và những hạn chế phụ thuộc vào những gì chúng “học được.”
AI art có nhiều nhược điểm so với tác phẩm do con người tạo ra.
AI art thiếu sức sống, trải nghiệm cá nhân, và cảm xúc. Điều này có nghĩa AI không hiểu nội dung của tác phẩm. Nó thiếu sắc thái khuấy động cảm xúc người xem.
Khán giả diễn giải một cách rất chủ quan tác phẩm do AI tạo ra. Lý do là vì bất kỳ ai cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình.
Ngược lại, tác phẩm do con người tạo ra thường chứa đựng cảm xúc cá nhân, trải nghiệm, và ý đồ của họa sĩ. Họa sĩ đưa cái nhìn của mình về thế giới vào tác phẩm. Nhiều họa sĩ lấy cảm hứng từ trải nghiệm của con người, phản ánh hiện thực cuộc sống.
Tác phẩm thường xoay quanh trải nghiệm của con người, phản ánh vấn đề văn hóa, xã hội, lịch sử, câu chuyện cá nhân.
AI art thường dựa trên thuật toán và dữ liệu huấn luyện trong quá trình tạo sinh. Vì vậy, chúng bị hạn chế khả năng đổi mới. Mọi AI art đều bắt nguồn từ tác phẩm trước đó. Chúng là kết quả của việc nạp các tác phẩm hiện có vào thuật toán.
Mặc dù AI art học hỏi từ tác phẩm hiện có, nhưng tác phẩm nó tạo ra thiếu đi ý đồ của họa sĩ và chiều sâu cảm xúc của con người. Tác phẩm do AI tạo ra thường là sự kết hợp ngẫu nhiên của dữ liệu đã học.
Thoạt nhìn chúng có vẻ đẹp mắt, mới lạ, song rất khó nhận ra ý nghĩa ẩn chứa đằng sau chúng. Kết quả là người xem khó rung động sâu sắc. Họ có xu hướng tìm kiếm sự kích thích thị giác hơn.
Nguồn: xp-pen
Tham khảo một số sản phẩm bảng vẽ tại Graphicworld