Công nghệ nhân bản kỹ thuật số (digital doubles) ngày càng trở nên mạnh mẽ, dễ tiếp cận. Điều này có ý nghĩa gì đối với diễn viên và xã hội nói chung?
Sau đây, các bạn hãy cùng Graphicworld tìm hiểu vấn đề này nhé!
Bằng cách kết hợp nhiều công nghệ mới, cùng những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo, ngày càng khó phân biệt người kỹ thuật số với người thật.
Về khả năng kỹ thuật số, các nhà làm phim có sức sáng tạo hơn bao giờ hết.
Công nghệ bắt chuyển động giúp dựa vào chuyển động của Josh Brolin để hoạt hóa nhân vật Thanos. Phép quang trắc (photogrammetry) với hàng chục đến hàng trăm camera chụp diễn viên từ nhiều góc độ. Chúng tạo mô hình 3D khuôn mặt diễn viên trên máy tính. Từ đó tạo ra những cảnh không thể thực hiện được ngoài đời thực. “Nhân bản kỹ thuật số” cho phép nhà làm phim tiết kiệm phi phí cho diễn viên đóng thế, khắc họa diễn viên trong cảnh cực hạn, tạo chuỗi hoạt hình (diễn viên không thực sự diễn xuất), hay thậm chí nhân bản kỹ thuật số diễn viên quá cố.
Công nghệ nhân bản kỹ thuật số là gì?
“Mọi người nghĩ đây là công nghệ mới. Tuy nhiên, chúng đã được áp dụng trong lĩnh vực điện ảnh 5 – 10 năm qua. Hầu hết phim Hollywood hiện nay đều áp dụng công nghệ này.” Gordon Wetzstein, phó giáo sư kỹ thuật điện, cho biết. “Đối với người bình thường, rất khó phân biệt đâu là thật, đâu là bản sao kỹ thuật số.”
Những công nghệ mới nổi như AI tạo sinh đang làm cho nhân bản kỹ thuật số ngày càng trở nên mạnh mẽ, dễ tiếp cận hơn. Chúng có tiềm năng làm xáo trộn ngành công nghiệp điện ảnh và xã hội nói chung. Ngoài ra, chúng còn cung cấp công cụ mới cho các ứng dụng như chẩn đoán y khoa, cơ sinh học, và hội nghị từ xa 3D. Standford News đã trò chuyện với Wetzstein, nhà nghiên cứu nhân bản kỹ thuật số khuôn mặt. Và Karen Liu, giáo sư nghiên cứu nhân bản kỹ thuật số chuyển động vật lý của con người.
Kỹ sư Standford nói về công nghệ nhân bản kỹ thuật số
Hai anh đều là nhà nghiên cứu công nghệ nhân bản kỹ thuật số. Chúng bao gồm những gì? Và chúng khác gì với những kỹ thuật đã áp dụng trong ngành công nghiệp giải trí?
Wetzstein: Thay vì áp dụng phép quang trắc, nhóm chúng tôi thiết kế AI tạo ra người kỹ thuật số. Chúng tôi chọn lọc hình ảnh ngẫu nhiên, có sẵn trên Internet. Chúng tôi sử dụng chúng để huấn luyện AI tạo khuôn mặt giống như thật, nhưng không thực sự tồn tại. Sau đó, chỉnh sửa và hoạt hóa khuôn mặt theo nhiều phối cảnh khác nhau. Chúng tôi không làm bất cứ điều gì mà trước đây không làm được với công cụ đắt tiền. Tuy nhiên, AI tạo sinh giúp tự động hóa quy trình.
Liu: Nghiên cứu của tôi tập trung vào việc tạo chuyển động của hệ cơ xương. Phải tạo mô hình chính xác tạng người của người mà bạn đang cố gắng mô phỏng. Người nặng cân di chuyển khác với người nhẹ cân.
Nó cũng liên quan đến mô hình hóa quá trình ra quyết định của con người nhằm ánh xạ nhận thức lên hành động. Nếu muốn nhân bản kỹ thuật số để mô phỏng chuyển động của bạn, tôi cần biết bạn sẽ phản ứng thế nào với nhận thức cụ thể. Bạn sẽ bỏ chạy, bước sang một bên, hay ngồi xuống? Việc này đòi hỏi nhiều dữ liệu. Mô hình sẽ làm đúng khi ở trong tình huống chưa từng thấy trước đây.
Các kỹ thuật thay đổi cách ứng dụng nhân bản kỹ thuật số như thế nào?
Liu: Tập dữ liệu, mô hình tạo sinh, và phần mềm mô phỏng vật lý liên tục mở rộng. Bạn có thể huấn luyện nhân bản kỹ thuật số. Dự đoán cách bạn di chuyển, hành động bạn sẽ thực hiện dựa trên quan sát thế giới.
Wetzstein: Việc tiếp cận công nghệ này cũng sẽ được mở rộng. Cho đến nay, nhân bản người bằng phép quang trắc chỉ dành riêng cho sản xuất chi phí cao. Nhưng điều đó đã thay đổi. Sự nổi lên của công cụ AI tạo sinh như Midjourney và DALL·E 2 cho con người khả năng tạo hình ảnh theo ý muốn. Chẳng bao lâu nữa, điều này cũng sẽ xảy ra với video. Và sẽ khó phân biệt được nó với phim ảnh.
Ồ, vậy lúc đó, ngành công nghiệp điện ảnh còn cần diễn viên hay không?
Wetzstein: Đó là câu hỏi phải không? Thay thế diễn viên phụ ở hậu cảnh dường như là ứng dụng đầu tiên cho danh tính do AI tạo ra. Diễn viên có giá trị gì nếu bạn có thể nhân bản kỹ thuật số và chỉnh sửa theo ý muốn? Diễn viên có sở hữu bản quyền hay không? Và nếu họ sở hữu bản quyền, nếu bạn chỉnh sửa bản sao kỹ thuật số, thì đó vẫn là diễn viên, hay danh tính khác không thuộc về ai?
Tôi không nghĩ diễn viên sẽ bị thay thế hoàn toàn. Và với khuôn khổ pháp lý phù hợp, điều này cũng mang lại lợi ích cho diễn viên. Nếu nắm giữ bản sao kỹ thuật số, bạn có thể quay hàng trăm phim cùng một lúc.
Liu: Chúng tôi chưa thể tạo bản sao kỹ thuật số hoàn hảo ở quy mô lớn. Bạn cần nhiều dữ liệu từ diễn viên. Nếu tôi chỉ có dữ liệu Benedict Cumberbatch đi dạo, tôi chỉ có thể tái tạo chuyển động đi. Tôi không thể tái hiện ông ấy nói chuyện như Sherlock Holmes. Thu thập dữ liệu là một thử thách thực sự khi nói đến chuyển động 3D của con người. Bạn cần thiết bị chuyên dụng cho việc đó.
Phim sẽ “khó nhằn” do diễn viên thực hiện quá nhiều chuyển động. Nhưng nếu chỉ cần đoạn quảng cáo ngắn về một người ngồi uống bia, thì có thể thực hiện với lượng dữ liệu vừa phải.
Có thể áp dụng công nghệ này cho mục đích gì ngoài ngành công nghiệp giải trí?
Wetzstein: Các mô hình chụp ảnh người, rồi suy đoán họ trông ra sao từ các góc độ khác nhau. Điều này cho phép thực hiện những việc như hội nghị từ xa 3D hay chỉnh sửa ảnh. Đã bao nhiêu lần bạn chụp ảnh cùng bạn bè, người thân, và họ không nhìn vào ống kính hay nhắm mắt? Bạn có thể thực hiện những chỉnh sửa nhỏ như thế.
Liu: Tôi quan tâm đến nhân bản kỹ thuật số vì lý do cơ sinh học và y học. Chúng là công cụ chẩn đoán thực sự hiệu quả. Nếu chúng tôi tạo mô hình cột sống và kết hợp chúng với thông tin thứ cấp – nếu chúng tôi hỏi khi nào bạn thấy đau khi bước đi, đo mức độ kích hoạt cơ, và những thứ khác – thì chúng tôi có thể tìm ra lý do tại sao bị đau, hay nguyên nhân nào khiến bạn bị bệnh.
Điều gì khiến người ta lo lắng khi công nghệ nhân bản kỹ thuật số trở nên mạnh mẽ, dễ tiếp cận hơn?
Liu: Nếu tôi là Benedict Cumberbatch, tôi sẽ không để người ta thu thập nhiều dữ liệu về tôi. Cứ cho là vậy đi. Một khi ai đó có đủ dữ liệu trong tay, bạn sẽ không biết họ tạo mô hình gì.
Wetzstein: Mọi người luôn sợ hãi trước công nghệ mới. Không sao cả. Với công nghệ nhân bản kỹ thuật số, bạn có thể tái tạo bất cứ cái gì. Chúng ta cần hết sức thận trọng với điều này, vì chúng có khả năng làm hoen ố danh tiếng, hay lan truyền thông tin sai lệch. Cần nói chuyện với luật sư để bảo đảm công cụ không rơi vào tay kẻ xấu. Chúng ta chưa đến thời điểm sử dụng chúng để thay đổi bối cảnh chính trị thế giới. Tuy nhiên, tôi nghĩ ngày đó không còn xa nữa.
Những gì chúng ta đang thấy là một phần của quá trình phát triển tự nhiên. 20 năm trước, khi ra mắt bộ phim Toy Story 1, đồ họa máy tính còn rất sơ khai. Hiện nay, chúng chân thực như ảnh chụp. Chúng có vấp phải sự phản đối mạnh mẽ hay không? Không, vì chúng được khai thác một cách có trách nhiệm nhất. Chúng ta chỉ cần bảo đảm nhận thức rõ chuyện gì đang xảy ra.
Nguồn: news.stanford
MỘT SỐ SẢN PHẨM BẢNG VẼ TẠI PHAN THI STORE