ChatGPT tiếp tục khuynh đảo thế giới bằng nội dung do AI tạo ra. Chuyển mình từ chatbot mới lạ sang công nghệ thúc đẩy kỷ nguyên đổi mới. Hiện nay nó là sản phẩm công nghệ làm dấy lên làn sóng quan tâm, tranh cãi rất cao trào. Bạn có thể dùng thử miễn phí ứng dụng ChatGPT dành cho iOS.

Nhưng bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết, cặn kẽ hơn về ứng dụng này – bất kể bạn đang lo lắng về thảm họa AI hay chỉ muốn tìm hiểu cho biết mà thôi.

ChatGPT

 

ChatGPT là gì?

Còn được gọi là chatbot AI ngôn ngữ tự nhiên. Về cơ bản, điều này có nghĩa là bạn có thể đặt câu hỏi bất kỳ, và nó sẽ đưa ra câu trả lời.

Tuy nhiên, khác với trợ lý ảo được điều khiển bằng giọng nói như Siri hay Google Assistant. ChatGPT được xây dựng dựa trên cái gọi là mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model – LLM). Những mạng thần kinh này được huấn luyện dữ liệu thu thập với số lượng lớn từ Internet cho học sâu (deep learning). Nghĩa là chúng đưa ra phản hồi mới, thay vì nhai lại phản hồi cụ thể. Chúng không được xây dựng cho mục đích cụ thể như chatbot trước đây – chúng thông minh hơn rất nhiều.

ChatGPT là viết tắt của Chat Generative Pre-trained Transformer. Phiên bản ChatGPT hiện hành được xây dựng dựa trên LLM GPT-3.5. Mô hình đằng sau ChatGPT được huấn luyện dựa trên nội dung website, sách báo, mạng xã hội, bản tin,… Được điều chỉnh trong mô hình ngôn ngữ bằng phương pháp học có giám sát (Supervised Learning). Bên cạnh đó, nó còn học thêm từ phản hồi của con người (Reinforcement Learning From Human Feedback – RLHF). OpenAI cho biết việc sử dụng người huấn luyện AI là yếu tố góp phần tạo nên “cơn sốt” ChatGPT.

Nguyên mẫu ChatGPT lần đầu ra mắt công chúng vào tháng 11/2022. Nhanh chóng đạt được hơn 100 triệu người dùng vào tháng 1/2023. Khiến nó trở thành phần mềm được đón nhận nhanh nhất từ trước đến nay.

ChatGPT

ChatGPT ra mắt khi nào?

ChatGPT ra mắt công chúng vào tháng 11/2022. Chatbot dựa trên LLM GPT-3.5, là phiên bản nâng cấp của GPT-3, mô hình ra mắt lần đầu tiên vào ngày 15/3/2022. Tuy nhiên, GPT-3 đã xuất hiện từ cách đây mấy năm rồi. Nó được trình làng vào tháng 6/2020, nhưng chỉ dưới dạng mô hình ngôn ngữ tự hồi quy.

Người tiền nhiệm của GPT-3 xuất hiện rất hạn chế trước công chúng. GPT-2 được công bố ra mắt vào tháng 2/2019, và bài nghiên cứu đầu tiên về GPT được đăng trên website của OpenAI vào năm 2018.

ChatGPT ra mắt khi nào?

“Cha đẻ” của ChatGPT là ai?

ChatGPT là sản phẩm của tổ chức OpenAI, chuyên nghiên cứu AI có trụ sở đặt tại San Francisco. Ban đầu, nó là tổ chức hợp tác phi lợi nhuận với các tổ chức và nhà nghiên cứu khác, được tài trợ bởi những tỷ phú nổi tiếng như Peter Thiel và Elon Musk.

Sau này, OpenAI trở thành công ty vì lợi nhuận vào năm 2019, và hiện nằm dưới quyền điều hành của CEO Sam Altman. Từ năm 2019, Microsoft cũng đầu tư mạnh tay vào OpenAI.

“Cha đẻ” của ChatGPT là ai?
Đại diện Chat GPT

Tìm hiểu thêm ChatGPT có miễn phí sử dụng hay không?

ChatGPT có bị lỗi “At Capacity”?

Nhiều người dùng ChatGPT nhận thông báo lỗi “at capacity” (hết công suất) khi cố gắng truy cập website. Nó có thể là hệ quả của việc dùng thử ứng dụng trả phí không chính thức vốn đã tràn ngập cửa hàng ứng dụng, lừa hàng nghìn người trả tiền cho dịch vụ miễn phí.

Do ChatGPT tiêu tốn nhiều chi phí vận hành, nên có vẻ như OpenAI đã giới hạn quyền truy cập khi máy chủ “hết công suất”. Thời gian chờ đợi có thể kéo dài hàng giờ. Vấn đề mà ChatGPT đang phải đối mặt hiện nay, đây là trở ngại lớn nhất là mọi người sử dụng nó nhiều hơn. Nhu cầu quá cao đến mức ChatGPT tạm dừng hoạt động nhiều lần để bảo trì trong vài tháng qua.

Tuy nhiên, điều này dường như không còn là vấn đề khi gần đây nhu cầu dần trở lại bình thường. Song song đó, OpenAI đã quản lý lưu lượng tốt hơn.

ChatGPT có bị lỗi “At Capacity”?

Tranh cãi mới xung quanh ChatGPT

Mặc dù là công cụ cực kỳ hữu ích, song nó không phải không có vấn đề. Nó thỉnh thoảng mắc sai lầm hoặc “ảo giác,” đưa ra câu trả lời cho điều mà nó không biết. Việc nhận diện nhầm thủ tướng Nhật Bản là ví dụ đơn giản về tính không đáng tin cậy của nó.

  1. Tác động của AI tạo sinh đến tương lai của Internet

Ngoài vấn đề trên, nhiều người còn lo ngại tác động của AI tạo sinh đến tương lai của Internet. Đến mức hàng ngàn ông trùm công nghệ và nhân vật công chúng nổi tiếng ký đơn yêu cầu tạm dừng phát triển AI. Nó thậm chí bị cấm tại Ý do lo ngại về quyền riêng tư, và khiếu nại từ FTC. Hiện giờ, lệnh cấm đã được hủy bỏ.

Nói về lệnh cấm, một số công ty như Samsung, Amazon, Verizon,… Thậm chí cả Quốc hội Hoa Kỳ không cho phép sử dụng ChatGPT trong nội bộ. Apple cũng có tên trong danh sách, mặc dù Tim Cook tuyên bố sử dụng nó. Nhưng chỉ vài tuần sau khi nó bị cấm.

  2. Khiến người lao động trên toàn thế giới thất nghiệp?

Theo Goldman Sachs, AI tạo sinh có thể khiến 300 triệu người lao động trên toàn thế giới rơi vào tình trạng thất nghiệp.

JPMorgan Chase đang cấm nhân viên sử dụng chatbot AI để viết email. Các công ty như Apple cũng ban hành lệnh cấm tương tự trong phạm vi nội bộ

Viết luận văn bằng ChatGPT được không?

Công nghệ AI sẽ làm thay đổi mọi thứ, từ công cụ tìm kiếm đến viết tiểu thuyết. Nó thậm chí còn có khả năng giúp sinh viên viết luận văn và đạt điểm cao đáng kinh ngạc.

Viết hộ luận văn cho sinh viên là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về khả năng đáng bàn cãi của ChatGPT. Nó có thể viết không hay lắm, nhưng dễ sử dụng cho viết luận văn. Một số công cụ AI tạo sinh như Caktus AI được thiết kế riêng cho mục đích này.

Viết luận văn bằng ChatGPT được không?

Phát hiện các bài văn, bài thi sử dụng ChatGPT được hay không?

Giáo viên, quản trị viên, và nhà phát triển đã tìm mọi cách giải quyết vấn đề này. Nhưng nạn đạo văn chắc chắn sẽ tiếp tục là vấn đề “đau đầu” của ngành giáo dục. Có ý kiến cho rằng ChatGPT có khả năng “tạo hình chìm” (watermark) trong văn bản để chống đạo văn. 

Gần đây đã có phiên bản mới của công cụ phát hiện đạo văn. Với hy vọng rằng nó sẽ dập tắt mọi chỉ trích xoay quanh cách sử dụng công cụ tạo văn bản. Nó sử dụng tính năng mới mang tên “phân loại văn bản AI” (AI text classifier). Hoạt động tương tự như phần mềm phát hiện đạo văn khác. Tuy nhiên, theo OpenAi, công cụ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nên “chưa hoàn thiện.”

Những công cụ khác như GPTZero cũng được khẳng định là giúp phát hiện đạo văn trong nội dung ChatGPT. Chúng tuy hiệu quả, song vẫn “bó tay” trước nội dung AI được chỉnh sửa lại đôi chút.

Công dụng phổ biến của ChatGPT

Kể từ khi chatbot ra đời, người ta đã thử nghiệm để khám phá tất cả những gì mà chatbot làm được và không làm được. Kết quả thật đáng kinh ngạc.

Việc tìm hiểu các loại câu lệnh (prompt) mà ChatGPT phản hồi tốt đòi hỏi một số thử nghiệm. Cũng như học lấy thông tin mong muốn từ công cụ tìm kiếm truyền thống. Chúng ta cần trải qua thời gian tự mày mò, tìm hiểu mới nhận được kết quả như ý muốn từ ChatGPT.

Điều này thực sự phụ thuộc vào việc bạn muốn gì từ ChatGPT. Đầu tiên, hãy thử sử dụng nó để viết blog. Hoặc thậm chí viết code nếu bạn là lập trình viên.

Với thử nghiệm xem ChatGPT có xử lý việc mua sắm trong ngày nghỉ hay diễn giải biểu đồ chiêm tinh được không. Chúng ta thấy ChatGPT có hạn chế trong những việc nó có thể làm được. dẫu bản thân hoàn toàn ấn tượng với kết quả nhận được.

Tự mình thử nghiệm là một niềm vui. Bất luận bạn nghĩ ChatGPT là sản phẩm công nghệ tuyệt vời hay nó sẽ hủy diệt Internet.

OpenAI có sẵn các biện pháp bảo vệ để “tạo ra trí tuệ nhân tạo tổng hợp an toàn, hữu ích”. Nghĩa là bất cứ câu hỏi nào mang tính thù địch, kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc. Hoặc phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào sẽ là đi quá giới hạn.

Plugin ChatGPT là gì?

Việc OpenAI công bố ra mắt plugin ChatGPT đã khuấy động cộng đồng nhà phát triển. Một số người gọi đây là “nền tảng nhà phát triển mạnh nhất từng được tạo ra.” Những người đam mê AI so sánh nó với sự quan tâm ngày càng tăng đối với iOS App Store khi nó ra mắt lần đầu tiên, giúp mở rộng đáng kể tính năng của iPhone.

Về cơ bản, các nhà phát triển sẽ viết plugin cho ChatGPT để mở ra cánh cửa truy cập Internet. Và kết nối trực tiếp với API của ứng dụng cụ thể. Đó là ChatGPT trong thế giới thực. Một số ví dụ do OpenAI cung cấp bao gồm các ứng dụng thay mặt người dùng thực hiện tác vụ. Truy xuất thông tin theo thời gian thực và truy cập thông tin dựa trên tri thức.

Các ứng dụng tích hợp plugin ChatGPT bao gồm Expedia, Instacart, Slack, OpenTable, và còn nhiều nữa!

Plugin ChatGPT là gì?

Có API ChatGPT không?

Bên cạnh ứng dụng ChatGPT, nhiều ứng dụng hợp tác với OpenAI còn tích hợp API ChatGPT, đáng chú ý nhất là MyAI của Snapchat.

Về cơ bản, đây là cách giúp các nhà phát triển truy cập vào ChatGPT và tích hợp tính năng ngôn ngữ tự nhiên vào ứng dụng và website. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như đề xuất linh kiện trong PC Builder của Newegg.

Xem thêm: Tương lai nào cho ChatGPT và GPT-5?

ChatGPT có vấn đề về quyền riêng tư hay không?

Nó phụ thuộc vào quan niệm của bạn về quyền riêng tư. Tất cả các cuộc trò chuyện với ChatGPT đều được OpenAI sử dụng để tiếp tục điều chỉnh mô hình vốn đòi hỏi sự huấn luyện của con người. Điều này không có nghĩa có người xem xét từng câu hỏi bạn đặt ra cho ChatGPT. Tuy nhiên, OpenAI có lý do để cảnh báo không nên cung cấp thông tin cá nhân cho ChatGPT. Lưu ý khi bạn bạn không xóa đoạn chat, đoạn chat sẽ hiển thị trên thanh bên trái. 

May mắn thay, OpenAI mới đây công bố cách ẩn đoạn chat khỏi thanh bên. Đoạn chat “ẩn” sẽ không được sử dụng để huấn luyện mô hình AI.

Xem thêm: ChatGPT sẽ thay thế Google Search?

Viết code và sửa lỗi code bằng ChatGPT được không?

Được, vì nó là một trong những thế mạnh của ChatGPT. Mặc dù bạn cần kiểm tra kỹ mọi thứ mà AI tạo ra. Bởi không phải lúc nào nó cũng viết đúng. Nhưng về viết code và sửa lỗi code, bạn có thể tin tưởng vào khả năng của AI.

Các nhà phát triển đã sử dụng AI để thiết kế website, ứng dụng, và game. Tất nhiên, tất cả đều trở nên dễ dàng hơn với GPT-4. Plugin ChatGPT Code Interpreter giúp lập trình bằng AI dễ dàng hơn nữa.

ChatGPT có giới hạn số lượng ký tự hay không?

OpenAI không áp đặt con số chính xác cho giới hạn số lượng ký tự. Nhưng sẽ cắt bớt sao cho phản hồi chỉ dài khoảng 500 từ hay 4.000 ký tự. Nếu bạn vô tình đưa ra cho chatbot yêu cầu số lượng từ lớn hơn 500, bạn sẽ thấy nó cắt đâu đó giữa câu sau 500 từ.

Một cách để khắc phục vấn đề trên là yêu cầu nó “tiếp tục”. Điều này phụ thuộc vào câu lệnh (prompt) và loại phản hồi. Đôi khi ChatGPT sẽ lặp lại câu trả lời trước đó bằng ngôn từ khác.

Cách tốt nhất để tiếp cận câu trả lời có số lượng ký tự nhiều hơn là nâng cấp lên ChatGPT Plus.

Có chương trình săn lỗi nhận thưởng cho ChatGPT không?

Gần đây, OpenAI chính thức công bố trên website của mình chương trình săn lỗi nhận thưởng (bug bounty) cho ChatGPT. Trong đó nêu chi tiết các loại “thưởng bằng tiền mặt”, dao động từ 200 USD đến 20.000 USD.

Trong khi nhắc đến các nhà nghiên cứu bảo mật mong muốn tham gia chương trình. OpenAI cho biết họ đã nhận ra “tầm quan trọng của bảo mật và coi đó là nỗ lực hợp tác. Thông qua chia sẻ các phát hiện của mình. Bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho công nghệ của chúng ta ngày càng trở nên an toàn hơn đối với mọi người.”

Yêu cầu ChatGPT trả lời bất cứ câu hỏi nào được không?

Không. ChatGPT có hạn chế về loại câu hỏi mà nó có thể giải đáp. Trước hết, nó không thể viết về những điều đòi hỏi kiến thức sau cuối năm 2021, tức thời điểm ngừng huấn luyện.

Hơn nữa, ChatGPT cẩn trọng trong việc trả lời câu hỏi ám chỉ hoạt động bất hợp pháp, ngang nhiên, trắng trợn, hoặc gây tổn hại. Nó sẽ tránh tranh luận chính trị hoặc chửi thề, và thường tránh tạo phần mềm độc hại. Mặc dù có thể bẻ khóa (jaibreak) khắc phục những hạn chế trên, nhưng OpenAI liên tục thắt chặt chính sách nội dung để hạn chế câu trả lời ngoài ý muốn.

Auto-GPT là gì?

Được xây dựng dựa trên GPT-4, Auto-GPT là bước phát triển mới nhất, làm khuynh đảo làng công nghệ AI. Nó không liên quan trực tiếp đến ChatGPT hay OpenAI – thay vào đó, nó là ứng dụng Python mã nguồn mở lọt vào tay các nhà phát triển trên Internet khi được phát hành trên GitHub.

Với ChatGPT hay ChatGPT Plus, khả năng của AI bị bó hẹp trong cửa sổ chat duy nhất. Auto-GPT, ở hình thức đơn giản nhất, đang làm cho AI trở nên tự động. Auto-GPT nhận tập hợp các mục tiêu, rồi thực hiện các bước cần thiết để hoàn thành mục tiêu trên Internet, bao gồm kết nối với các ứng dụng và phần mềm.

Theo mô tả chính thức trên GitHub, Auto-GPT là “ứng dụng thử nghiệm mã nguồn mở sử dụng mô hình ngôn ngữ GPT-4. Chương trình này xâu chuỗi “suy nghĩ” LLM với nhau để tự động đạt mục tiêu bạn đề ra. Auto-GPT là một trong những ví dụ đầu tiên về GPT-4 tự động hóa, đẩy lùi giới hạn của AI.

Bản demo trên trang GitHub rất đơn giản. Tạo công thức làm món ăn cho Lễ Phục sinh và lưu nó vào file. Điều thú vị là Auto-GPT phân tích các bước mà AI thực hiện để hoàn thành mục tiêu. Bao gồm “suy nghĩ” và “lý do” đằng sau hành động. Auto-GPT được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Một số người xem đây là sự khởi đầu của AGI do bản chất tự động của nó.

Ai sở hữu bản quyền nội dung do ChatGPT tạo ra?

Đây là câu hỏi gây tranh cãi. Phần lớn tranh cãi không hồi kết đều xoay quanh bản quyền và AI. Một số ý kiến cho rằng AI tạo sinh đang “đánh cắp” thành quả huấn luyện. Tranh cãi ngày càng trở nên gay gắt hơn trong thế giới nghệ thuật AI. Các công ty như Adobe đang tìm cách giải quyết vấn đề này bằng việc chỉ huấn luyện mô hình dựa trên thư viện hình ảnh hợp lệ.

Tuy nhiên, theo OpenAI, bạn có quyền in lại và mua bán nội dung do ChatGPT hay ChatGPT Plus tạo ra. Do đó, bạn sẽ không bị OpenAI kiện ra tòa.

Các nhà lập pháp và người giải thích luật vẫn đang tranh luận về luật bản quyền liên quan đến AI tạo sinh, bởi luật bản quyền hiện tại chỉ bảo vệ nội dung do con người tạo ra.