Sau đây là 10 sai lầm phổ biến trong vẽ kỹ thuật số. Hãy tìm hiểu những sai lầm phổ biến này và khám phá giải pháp khắc phục chúng. Bất kể bạn là họa sĩ chuyên nghiệp hay mới vào nghề, những mẹo này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng vẽ kỹ thuật số.
1. Không sử dụng lớp
Nhiều họa sĩ không sử dụng lớp. Lớp là trợ thủ đắc lực của bạn. Chúng cho phép bạn tách các đối tượng chồng chéo ra thành những phần tử riêng lẻ, có thể xếp chồng lên nhau và sắp xếp lại.
Bạn có thể thử nghiệm và chỉnh sửa dễ dàng tác phẩm thông qua sử dụng lớp. Lớp có thể giúp tiết kiệm thời gian nếu khai thác đúng cách.
2. Chỉnh sửa phá hủy
Ví dụ điển hình nhất về chỉnh sửa phá hủy (destructive editing) là sử dụng công cụ Eraser. Công cụ Eraser xóa vĩnh viễn các pixel.
Giải pháp thay thế cho chỉnh sửa phá hủy sẽ là sử dụng Layer Mask để che giấu các pixel thay vì loại bỏ chúng. Ưu điểm của mặt nạ là bạn có thể hiển thị lại các điểm ảnh bị che. Nhiều bộ lọc cũng có tính phá hủy; vì vậy, hãy thận trọng khi áp dụng chúng.
3. Độ phân giải hình ảnh không đủ
Nhiều họa sĩ khởi đầu với canvas nhỏ, có độ phân giải thấp, khiến tác phẩm bị mờ hoặc răng cưa khi phóng to, do độ phân giải hình ảnh thấp giới hạn độ phóng đại trước khi chất lượng hình ảnh suy giảm.
Bạn nên dùng độ phân giải 300 dpi/ppi cho canvas vừa và nhỏ, 150 dpi/ppi cho canvas lớn.
4. Sao lưu thường xuyên
Không sao lưu thường xuyên có thể dẫn đến mất thời gian khắc phục sự cố, do ứng dụng gặp trục trặc, máy tính đột ngột khởi động lại, hoặc file bị hỏng.
Sao lưu thường xuyên sẽ giúp bạn tránh những phiền phức sau này.
5. Lưu dưới dạng JPEG
JPEG là một trong những định dạng hình ảnh phổ biến, song nó cũng là định dạng tệ hại nhất đối với vẽ kỹ thuật số. JPEG nén hình ảnh bằng kỹ thuật nén có tổn hao (lossy compression) có thể làm giảm chi tiết và màu sắc trong tác phẩm. Lưu dưới dạng JPEG nhiều lần sẽ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Luôn lưu bản chính tác phẩm dưới dạng PSD, RIFF, hoặc định dạng gốc của phần mềm. Khi lưu bản sao cho web, sử dụng định dạng PNG thay vì nén không tổn hao (lossless compression).
6. Phóng to quá mức
Bạn muốn phóng to trong quá trình vẽ trên máy tính là lẽ thường tình, nhưng nhiều chi tiết bạn thêm vào ở khoảng cách gần bị mất đi khi người xem thu nhỏ tác phẩm của bạn.
Sáng tạo tác phẩm ở độ phóng đại dưới 100%, bảo đảm xem tác phẩm ở nhiều kích thước khác nhau trong quá trình làm việc.
7. Không xem xét kỹ các sai sót
Nét vẽ sơ ý, lem nhem, lệch màu, sai tỷ lệ đều là những sai sót dễ tránh khỏi trong vẽ kỹ thuật số nếu bạn chịu khó dành chút thời gian đánh giá kỹ lưỡng tác phẩm.
Ở ví dụ trên, bạn thấy vùng tối có vài chỗ hòa trộn chưa tốt. Bằng cách tăng tạm thời độ sáng hình ảnh trên màn hình, bạn sẽ phát hiện dễ dàng hơn các sai sót.
Bạn có thể tô vẽ hoặc pha trộn để làm mềm rìa cạnh, làm mượt chuyển tiếp màu sắc.
8. Độ tương phản hình ảnh thấp
Hình ảnh đơn điệu sẽ luôn “chìm nghỉm.” Để hình ảnh trở nên nổi bật, nó cần độ tương phản.
Nhớ sử dụng nhiều gam màu trung tính khác nhau bên cạnh gam màu sáng tối.
9. Không thay đổi sắc thái
Nhiều họa sĩ tin rằng đổ bóng (shading) chỉ đơn giản là tô màu đậm hoặc nhạt hơn, song bạn cũng cần thay đổi sắc thái (hue) của màu sắc để kết quả trông tự nhiên.
Mảng tối thường chuyển sang tông màu lạnh hơn (lục/lam/tím), mảng sáng thường chuyển sang tông màu nóng hơn (đỏ/cam/vàng). Tông màu lạnh và nóng hơn tương đối với lựa chọn màu hiện tại của bạn.
10. Sử dụng bảng vẽ sai cách
Đặt bảng vẽ đúng cách là chìa khóa để phát triển khả năng phối hợp tay và mắt, và làm việc thoải mái. Giữ mép bảng vẽ song song với cạnh màn hình, và đặt bảng vẽ ngay trước mặt bạn. Không xoay nghiêng bảng vẽ, vì như thế sẽ khó vẽ chính xác hơn.
Nguồn: aaronrutten